Các đội đại diện Việt Nam lên đường dự giải AIES Robot Sports châu Á
Tháng 12.2024, tại Đồi Bù, H.Chương Mỹ, TP.Hà Nội, chị Mai đã cùng con chó tên Chopper thực hiện màn bay dù. Chopper thuộc giống chó Shiba (Nhật Bản).Theo chị Mai, Chopper sở hữu tinh thần dũng cảm, sự nhanh nhẹn và bản tính mạnh mẽ. Những đặc điểm này khiến Chopper trở thành người bạn đồng hành lý tưởng trong mỗi chuyến đi của chị Mai. Khi quyết định thực hiện màn bay dù này, chị Mai không chỉ muốn thử thách bản thân mà còn mong muốn Chopper được trải nghiệm cảm giác bay cùng chủ, nhìn ngắm cảnh quan từ trên cao."Chopper đã đồng hành với mình trong rất nhiều thử thách, từ leo núi đến khám phá những miền đất mới. Với mình Chopper là một người bạn không thể thiếu trong những cuộc hành trình khám phá vùng đất mới. Màn bay dù này chỉ là một trong những trải nghiệm đặc biệt mà mình muốn cùng Chopper trải nghiệm”, chị Mai nói.Mặc dù đây là lần đầu tiên Chopper tham gia hoạt động này, nhưng theo chị Mai, con chó này đã tỏ ra cực kỳ tự tin và bình tĩnh. Điều này không có gì ngạc nhiên vì Chopper vốn dĩ là một chú chó ưa mạo hiểm, với quá trình luyện tập thể lực và các bài huấn luyện nghiêm túc của chị Mai."Trước khi thực hiện chuyến bay, mình đã chuẩn bị cho Chopper một chiếc đai bảo vệ an toàn. Mặc dù người hướng dẫn khuyến cáo rằng thú cưng có thể sẽ lo lắng khi bay, nhưng mình hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của Chopper. Vì Chopper đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn trước đó, chẳng hạn như chinh phục các đỉnh núi cao”, chị Mai nói.Chopper không chỉ là một chú chó bình thường mà còn là một người bạn đặc biệt của chị Hà Mai. Được nhận nuôi vào tháng 5.2022, Chopper là con chó nhỏ và có phần yếu nhất trong đàn. Tuy nhiên, nhờ sự chăm sóc, huấn luyện của chị Mai, con chó này đã trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời trong mọi chuyến đi, đặc biệt là chinh phục những ngọn núi cao.Đến thời điểm hiện tại, Chopper đã cùng chị Mai chinh phục 10 ngọn núi cao ở phía bắc như: đỉnh Sa Mu U Bò và Tà Xùa (Sơn La), đỉnh Nhìu Cồ San (tỉnh Lào Cai)... Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất giữa chị Mai và Chopper là leo Putaleng (tỉnh Lai Châu), vào một buổi sáng mùa đông, khi băng qua rừng tre, trúc, để chinh phục đỉnh núi vào tháng 3.2024."Chúng mình xuất phát từ 4 giờ sáng, khi trời vẫn tối như mực, với mục tiêu lên đỉnh núi để kịp ngắm bình minh. Sự hiện diện của Chopper khiến mình cảm thấy an tâm và dũng cảm hơn rất nhiều. Đó là một chuyến đi tuyệt vời, với ánh trăng lãng mạn và khoảnh khắc chạy đua với mặt trời”, Chị Mai nhớ lại.Việc leo núi đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chuyến đi của chị Mai và Chopper. Chú chó này được chị Mai huấn luyện để duy trì thể lực tốt và luôn sẵn sàng cho mọi thử thách, từ việc chạy bộ mỗi sáng. Tối đến học các hiệu lệnh giúp nghe lời chị Mai."Chopper rất thích leo núi và là người bạn đồng hành tuyệt vời. Mình không nuôi Chopper theo kiểu chiều chuộng mà tập trung vào việc huấn luyện kỷ cương và sự thích nghi. Vì thế, Chopper rất độc lập, dũng cảm và thích khám phá”, chị Mai chia sẻ.Lật thuyền, hai vợ chồng tử vong
Nhà phê bình văn học - GS.TS Huỳnh Như Phương chia sẻ: "Hoàn cảnh gia đình cùng những vướng víu và nỗ lực cá nhân của Lưu Đình Triều cho thấy bản thân anh cũng là một "nhân vật" tiêu biểu của thế hệ đôi mươi khi đất nước chuyển sang bước ngoặt lịch sử vào năm 1975. Với Lưu Đình Triều và những người cùng thế hệ với anh, có thể nói thêm, không ai chọn thời mà sinh ra. Đó là cái thời mà cha con, anh em, bạn bè run rủi cho số phận có thể đứng hai bên bờ chiến tuyến. Cái thời đó đã khép lại và nỗ lực của những người thiện chí là mở ra một thời kỳ mới cho sự hòa giải và hòa hợp. Như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: "Những định kiến rồi sẽ phải qua, nếu không thì cộng đồng dân tộc làm sao liền lạc, mạnh mẽ được".
Những tấm lòng vàng 17.11.2022
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký 3 quyết định về việc thành lập mô hình một cửa tiếp nhận và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (15 Võ Trần Chí, P.Tân Kiên, H.Bình Chánh), Bệnh viện Nhi đồng 1 (341 Sư Vạn Hạnh, P.10, Q.10), Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM (929 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5).Tại các bệnh viện, mô hình sẽ tiếp nhận, khám sàng lọc, điều trị, tư vấn, cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp tại chỗ cho trẻ em nghi ngờ bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn.Đầu ra của mô hình đặt tại Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM (14 Nguyễn Văn Bảo, P.4, Q.Gò Vấp), thực hiện chức năng tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn được chuyển từ các bệnh viện và cần tạm lánh khẩn cấp.Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Y tế làm cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện với các bên liên quan, đồng thời tham mưu trình UBND TP.HCM ban hành quy chế hoạt động của mô hình một cửa.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM sẽ là cơ quan điều phối chuyên môn, phối hợp các bệnh viện và đơn vị kết nối các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp, phục hồi, phát triển cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, mang thai ngoài ý muốn và gia đình.Về kinh phí, ngân sách TP.HCM đảm bảo kinh phí hoạt động cho mô hình một cửa.Trước đó, hồi tháng 3.2023, TP.HCM đã triển khai thí điểm mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại (mô hình Bồ Công Anh) đặt tại Bệnh viện Hùng Vương (128 Hồng Bàng, P.12, Q.5).Trước khi mô hình này ra đời, trên cả nước đã có một số loại hình ứng phó với bạo lực giới như trung tâm hỗ trợ, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà tạm lánh.Tuy nhiên, chưa có một cơ chế hỗ trợ liên ngành khẩn cấp dành cho nạn nhân, do đó, có hơn 90% phụ nữ và trẻ em bị bạo lực chưa bao giờ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công hoặc từ cơ quan chức năng. Ngay cả khi nạn nhân tìm đến sự giúp đỡ, thì phần lớn đã chịu bạo lực nghiêm trọng.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết điểm mạnh của mô hình Bồ Công Anh là khả năng can thiệp nhanh chóng và hỗ trợ toàn diện cho nạn nhân bị bạo lực, xâm hại ngay từ khi họ đến Bệnh viện Hùng Vương.Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu hoặc đã trải qua bạo lực, xâm hại, bác sĩ sẽ tư vấn và chuyển bệnh nhân đến mô hình để nhận trợ giúp. Tại đây, bệnh nhân sẽ được can thiệp khẩn cấp, hỗ trợ tâm lý, pháp lý và kết nối với các dịch vụ cần thiết.Mô hình hoạt động theo quy trình khép kín một đầu mối, đảm bảo bệnh nhân nhận được hỗ trợ đầy đủ từ bệnh viện đến các dịch vụ tạm lánh và an sinh xã hội tại Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM.Sau gần 2 năm vận hành (tính đến ngày 31.12.2024), mô hình này đã hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho 188 trường hợp phụ nữ, nữ chưa thành niên và trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.Trong số đó, có đến 160 trường hợp là trẻ em dưới 16 tuổi mang thai và sinh con, chiếm 85,11% số ca "trẻ em sinh trẻ em". Ngoài ra, tại Bệnh viện Hùng Vương (ngoài mô hình) cũng ghi nhận 687 trường hợp trẻ em mang thai và 184 trẻ vị thành niên phá thai.Đây là những con số đáng báo động, đòi hỏi các biện pháp ngăn chặn và trợ giúp kịp thời cho trẻ em.Xét về độ tuổi nạn nhân, có 132 trường hợp dưới 16 tuổi và 52 trường hợp trên 16 tuổi, trong đó tỷ lệ cao tập trung vào nhóm 14 - 17 tuổi.Đa số nạn nhân sống trong hoàn cảnh đặc biệt như có gia đình ly hôn, nghỉ học sớm, khuyết tật, lang thang, mồ côi hoặc sống trong môi trường bị bạo hành.Thách thức lớn nhất trong quá trình hỗ trợ nạn nhân là sự im lặng và thỏa hiệp của gia đình. Phần lớn gia đình không khai báo, từ chối hỗ trợ hoặc không hợp tác, thậm chí có những trường hợp thỏa hiệp với thủ phạm.Trong tổng số vụ việc, chỉ có 15 trường hợp đồng ý báo công an xử lý và chỉ có một trường hợp đi giám định thương tật.
Tại hội thảo khoa học với chủ đề "Nước với cuộc sống và con người Tây nguyên" được tổ chức mới đây ở Đắk Lắk, PGS-TS Đoàn Văn Cánh, nguyên Chủ tịch Hội Địa chất thủy văn Việt Nam nêu thực trạng, lượng mưa ở Tây nguyên trung bình năm gần 100 tỉ m3/năm, trong số này tạo ra dòng chảy trên bề mặt (sông suối) khoảng 50 tỉ m3/năm, lượng nước ngấm xuống đất khoảng 3,2 tỉ m3/năm, phần còn lại bốc hơi. Trong lượng nước ngấm xuống đất, có khoảng 1,4 tỉ m3/năm được bổ sung vào tầng chứa nước, phần còn lại tạo ra dòng chảy ngầm vào các con sông. Tổng lượng nước trong các tầng chứa nước ở Tây nguyên là 117 - 170 tỉ m3.
Giá phòng khách sạn 6 sao Reverie của Vạn Thịnh Phát đắt cỡ nào?
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hà (33 tuổi), ngụ tại TP.Thủ Đức, thường lui tới đầm sen Hồ Nhà để vui chơi, thư giãn. "Có khi một tuần mình đi 2 - 3 lần, mọi người ngồi bàn tròn trong chòi lá ăn uống, ngắm cảnh. Những ngày thời tiết nóng nực, đến đây cảm giác rất mát mẻ, thoải mái. Ở dưới là hồ nước, trên bờ có nhiều cây thoáng mát, rất trong lành", chị Hà chia sẻ.